Trong cuốn sách “Càng nỗ lực càng may mắn” có một câu như thế này “Người ta có thể nói bạn còn trẻ, không cần sốt ruột, nhưng bản thân bạn thì không được nghĩ như vậy.”
Khi luôn đặt bản thân ở vị trí người trẻ, chúng ta sẽ rất dễ xem nhẹ những vấn đề tồn đọng của chính mình: Thượng đế có thể tha thứ cho những lỗi lầm của tuổi trẻ, nhưng chúng ta quên rằng mình đã là một người trưởng thành, phải gánh vác trách nhiệm của người trưởng thành.
Đa số những lời người khác nói đều nhằm mục đích an ủi tâm tình của bạn. Sự thật mất lòng, những lời khiến bạn cảm thấy thoải mái chưa chắc đã là thật.
Lúc bạn không tìm được việc làm, người khác nói: “Cậu còn trẻ mà, vội vàng gì.” Chuyện tình cảm chẳng được trọn vẹn như bạn mong, người khác bảo: “Vẫn còn những điều tốt đẹp hơn mà, đừng vội.”
Bạn lỡ mất cơ hội, người khác an ủi: “Vẫn còn cơ hội, đừng lo lắng.”
Lúc tư duy của bạn bị giới hạn bởi những thống khổ vô vàn, người khác khuyên: “Không sao hết, đừng lo.”. Những câu “Đừng lo lắng”, “Không sao đâu” chỉ là để giúp bạn bình tĩnh nhất có thể rồi ngẫm nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề mà thôi.
Vậy mà bạn lại ngây thơ cho rằng: Đúng, mình còn trẻ, không vội, mình vẫn còn nhiều thời gian, mình muốn sống hạnh phúc. Bạn chỉ đang vui vẻ trốn tránh, chứ vấn đề vẫn mãi còn đó, và bạn chẳng thể nào thoát được.
Vậy nên mới nói
Theo xã hội, sự xa xỉ là:
– Biệt thự triệu đô
– Xe hơi cao cấp
– Đồ hiệu đắt tiền
– Một lối sống thời thượng
– Vị trí xã hội cao
Sự xa xỉ đích thực trong cuộc sống:
– Một giấc ngủ ngon
– Những buổi sáng thong thả
– Làm điều mình thích, thích điều mình làm
– Bình yên trong tâm hồn
– Những ngày bình lặng
– Sống trong hiện tại
– Sự hiện diện của những người bạn yêu thương
Đây không phải là những thứ để có được, mà là kết quả của một sự tồn tại có mục đích và trọn vẹn.