Monday, September 16, 2024
spot_img

Latest Posts

Chăm Sóc Sức Khỏe Sau 40: 15 Bí Quyết Để Sống Khỏe Mạnh

 

Cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện một số vấn đề sức khỏe khi bước qua tuổi 40. Đây là điều hết sức bình thường của lão hóa. Chăm sóc tốt sức khỏe không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tật mà còn cải thiện đáng kể tuổi thọ và chất lượng sống.

Một trong những thay đổi quan trọng nhất giúp cải thiện sức khỏe của người sau 40 tuổi là thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn. Họ cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, ưu tiên ăn rau củ, trái cây và không thể thiếu tập thể dục đều đặn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Mách bạn cách bảo vệ sức khỏe sau tuổi 40-1

Sau 40 tuổi, cơ thể có thể gặp rất nhiều các vấn đề về sức khỏe (Ảnh: nhathuoclongchau)

Ngoài ra, người trên 40 tuổi khi chăm sóc sức khỏe cũng cần tránh những sai lầm sau:

1. Không khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng với người sau 40 tuổi, đặc biệt là những người mà tiền sử gia đình có người mắc những bệnh liên quan đến yếu tố di truyền. Chẳng hạn, những người mà trong gia đình từng có người mắc ung thư cần đi khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Vì trong những lần khám này, bác sĩ có thể phát hiện sớm dấu vết ung thư, chẳng hạn như tổn thương tiền ung thư hay khối u.

2. Không coi trọng sức khỏe tâm lý

Viện Y tế Quốc gia Mỹ lưu ý người trung niên đặc biệt có nguy cơ cao mắc trầm cảm. Thậm chí, có người còn mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng, một loại trầm cảm có triệu chứng kéo dài hơn 2 năm. Những người khác có thể nghiện thuốc hoặc trải qua những thay đổi đáng kể về tâm trạng nếu sức khỏe thể chất của họ suy giảm.

Trầm cảm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý và thể chất. Triệu chứng trầm buồn, mất hứng thú của trầm cảm khiến người mắc không còn thiết tha với các hoạt động mà trước đây họ yêu thích. Người bị trầm cảm có thể dần trở nên thu rút, thậm chí tự sát. Họ cần được trị liệu tâm lý, thậm chí kết hợp với dùng thuốc.

3. Không tập thể dục đủ

Hoạt động thể chất thường xuyên trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen sinh hoạt của người trên 40 tuổi. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp cao, đột quỵ, bệnh tim, tiểu đường và nhiều bệnh khác.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy không tập thể dục hay lối sống ít vận động ở tuổi trung niên sẽ làm tăng nguy cơ chết sớm. Tùy vào điều kiện của từng người mà sau 40 tuổi, họ có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, nâng tạ hay bất kỳ môn thể thao nào khác, theo Healthline.

Tuổi 40 là một cột mốc quan trọng trong cả sự nghiệp và sức khỏe của một đời người. 40 tuổi chỉ là bước khởi đầu cho phần còn lại của cuộc đời bạn. Nếu bạn đang muốn giữ gìn sức khỏe sau tuổi 40 và sống phần còn lại của cuộc đời với sức khỏe tốt, hãy tập trung chăm sóc sức khỏe tuổi 40. Sử dụng những lời khuyên về sức khỏe cho tuổi 40 sau đây để bắt đầu đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và lập kế hoạch cho một tương lai khỏe mạnh và lâu dài.

Các nguy cơ sức khỏe cho đàn ông và phụ nữ tuổi 40

Các nhà nghiên cứu cho biết những người ở độ tuổi 40 ngày càng phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh đái tháo đường loại 2 và bệnh lý tăng huyết áp. Các chuyên gia cho biết tình trạng viêm và kháng insulin do lão hóa, căng thẳng và chế độ ăn uống không cân bằng là hai nguyên nhân chính. Lời khuyên chăm sóc sức khỏe tuổi 40 từ các chuyên gia bao gồm một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng.

Theo thống kê, khoảng 1 trong 3 người Anh ở độ tuổi cuối 40 mắc phải các bệnh lý mãn tính khi theo dõi định kỳ cuộc sống của khoảng 17.000 người sinh ra ở Anh, Scotland và xứ Wales. Trong số gần 8.000 cuộc khảo sát gần đây của Đại học College London, 34% trong số đó cho biết họ có hai hoặc nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như tăng huyết áp và các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần, theo tạp chí y tế BMC Public Health.

Tại Hoa Kỳ, các vấn đề sức khỏe tương tự cũng đang xảy ra ở những người phụ nữ và nam giới tuổi 40. Tiến sĩ Jacob Teitelbaum, một tác giả và chuyên gia nội khoa ở Maryland, người chuyên về hội chứng mệt mỏi mãn tính và đau cơ xơ hóa, cho biết: “Khoảng vài trăm năm trước, hầu hết mọi người chết ở tuổi 45. Bây giờ nhiều người vẫn có thể tiếp tục sống ở những năm 80 tuổi là bình thường.”

Cơ thể con người được thiết kế cho một quá trình lão hóa có kế hoạch với buồng trứng và tinh hoàn bắt đầu ngừng hoạt động vào cuối những năm 40 tuổi. Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trong khi nam giới đối diện với các nguy cơ chính gây ra hội chứng chuyển hóa do nồng độ testosterone giảm thấp. Rối loạn cholesterol máu, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch và kháng insulin hoặc bệnh đái tháo đường là các rào cản phổ biến khi chăm sóc sức khỏe tuổi 40.

Tiến sĩ Betsy Greenleaf, một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu có trụ sở tại New Jersey, nói với Healthline rằng bà đang thấy nhiều trường hợp có mức cholesterol cao, tăng huyết áp, viêm khớp và đái tháo đường loại 2 xuất hiện ở những người trẻ tuổi hơn. Greenleaf cho rằng nguyên nhân chính là do căng thẳng và chế độ ăn uống không phù hợp. Bị căng thẳng mãn tính ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, các hóc môn sinh sản, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và viêm khớp.

Ngoài ra, khi cơ thể già đi, sức khỏe của người phụ nữ và nam giới tuổi 40 còn phải đối diện với tình trạng viêm và kháng insulin. Pelz cho biết: “Chúng ta càng tiếp xúc với nhiều thực phẩm độc hại, chứa nhiều đường thì tế bào của chúng ta càng trở nên kém thích nghi hơn và cuối cùng, chúng sẽ bị viêm và kháng lại các hóc môn trong cơ thể. Một khi tình trạng viêm và kháng insulin xảy ra trong tế bào, bệnh mãn tính bắt đầu hình thành. Đây cũng có thể là lý do tại sao chúng ta thường thấy rằng ai đó đang mắc một bệnh mãn tính và một vài năm sau họ được chẩn đoán mắc thêm một vài bệnh. Tất cả các bệnh mãn tính đều có nguyên nhân gốc rễ là quá trình viêm mãn tính.”

Bên cạnh đó, chủng tộc cũng là một vấn đề lớn khi nói tới các bệnh mãn tính. Ở các nước đang phát triển, trước khi áp dụng chế độ ăn ít đường, ít chất xơ thì những tình trạng này khá hiếm. Nhưng sau khi áp dụng chế độ ăn phương Tây thì chúng đã tăng vọt.

Những người ở độ tuổi cuối 40 thường bị bệnh nướu răng. Chúng ta không thể ngăn chặn tình trạng sâu răng, nhưng chắc chắn có thể làm chậm quá trình này bằng cách chú trọng chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình hơn. Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày là một cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe răng miệng.

Mách bạn cách bảo vệ sức khỏe sau tuổi 40-2

Luyện tập thể dục hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh(Ảnh: nhathuoclongchau)

Chăm sóc sức khỏe tuổi 40 là điều cần thiết

Cách chăm sóc sức khỏe tuổi 40

  1. Duy trì cân nặng hợp lý

Một trong những cách hàng đầu để chăm sóc sức khỏe tuổi 40 là loại bỏ mỡ thừa, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại các bệnh mãn tính hơn. Cụ thể, sức khỏe phụ nữ tuổi 40 có thể sẽ phải đối diện với tình trạng sụt giảm lượng hóc môn, tăng nguy cơ ung thư vú và các triệu chứng mãn kinh nhưng tất cả đều có thể được kiểm soát bằng cách giảm cân. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh tim và một số bệnh lý khác bằng cách giữ gìn cân nặng và sức khỏe.

  1. Tập luyện tăng cường sức mạnh cơ bắp

Người trên 40 tuổi sẽ dần mất khoảng một phần trăm khối lượng cơ của họ mỗi năm, vì thế một trong những cách chăm sóc sức khỏe tuổi 40 là tập luyện cơ bắp và tăng cường sự dẻo dai. Bạn nên sử dụng tạ nhẹ khi đi bộ nhanh hoặc tham gia phòng tập thể dục để tập tạ. Trong mọi trường hợp, tốt nhất là bạn nên có một số hình thức tập luyện sức đề kháng để ngăn chặn tình trạng mất cơ.

  1. Quan tâm đến sức khỏe chức năng tuyến giáp

Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, giảm cân không thể lý giải, hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng hiện tại thì hãy chú ý đến chức năng tuyến giáp. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tuyến giáp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

  1. Theo dõi huyết áp

Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thường không có triệu chứng rõ ràng. Đo huyết áp thường xuyên là một cách tốt để phát hiện sớm và điều trị tình trạng huyết áp cao trước khi chúng gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

  1. Duy trì sức khỏe tình dục

Sức khỏe tình dục là một phần quan trọng trong sức khỏe toàn diện của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục và làm các xét nghiệm khi cần thiết.

  1. Chú ý đến sức khỏe răng miệng

Chăm sóc sức khỏe răng miệng không chỉ giúp duy trì nụ cười đẹp mà còn bảo vệ sức khỏe toàn thân. Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa là các biện pháp cần thiết.

  1. Cập nhật lịch tiêm phòng

Hãy chắc chắn rằng bạn đã tiêm phòng các bệnh cần thiết, bao gồm vaccine cúm hàng năm và vaccine phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng khác như viêm gan, tủy sống.

  1. Giảm stress

Căng thẳng mãn tính có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Cân nhắc áp dụng các kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga hoặc tập thể dục để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất.

Bước sang tuổi 40 là thời điểm quan trọng cần chú ý đến sức khỏe của bản thân. Bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, bao gồm kiểm tra sức khỏe định kỳ, chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện thể dục thường xuyên và quản lý sức khỏe tâm lý, bạn có thể duy trì sức khỏe tốt và sống lâu dài.

Mới cập nhật

spot_imgspot_img

Đừng bỏ lỗ