Friday, September 20, 2024
spot_img

Latest Posts

Đậu Bắp: Siêu Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe, Ai Nên Tránh?

Đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác. Tuy nhiên, một số người không nên ăn đậu bắp.

Công dụng của đậu bắp

Đậu bắp cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị.(Ảnh:vietnamnet)

Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp
Đậu bắp cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị, bao gồm protein và chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Một cốc đậu bắp nấu chín cung cấp những giá trị sau:

  • Lượng calo: 56
  • Chất béo: 0,32g
  • Chất xơ: 5,4g
  • Chất đạm: 3,31g
  • Canxi: 141mg
  • Magie: 97,6mg
  • Vitamin C: 33,6mg
  • Kali: 514mg
  • Sắt: 1,06mg
  • Vitamin K: 53,8mcg

6 lợi ích sức khỏe của đậu bắp
Đậu bắp đã được chứng minh là có ích cho một số vấn đề sức khỏe cụ thể và các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục khám phá những lợi ích tiềm năng của đậu bắp.

  1. Đậu bắp hỗ trợ sức khỏe tim mạch
    Đậu bắp chứa polyphenol – một loại chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim và đột quỵ.
  2. Ngăn ngừa sự hình thành khối u
    Đậu bắp chứa chất chống oxy hóa và một loại protein gọi là lectin có đặc tính chống khối u.
  3. Đậu bắp tăng cường sức khỏe xương
    Nguồn canxi và vitamin K tốt cho sức khỏe xương.
  4. Điều chỉnh lượng đường trong máu
    Đậu bắp giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  5. Cải thiện sức khỏe đường ruột
    Chất xơ trong đậu bắp giúp ngăn ngừa táo bón và giảm đầy hơi.
  6. Hỗ trợ trong thời kỳ mang thai
    Cung cấp folate, rất quan trọng cho phụ nữ mang thai.

Ai dễ gặp tác dụng phụ khi ăn đậu bắp?
Một số trường hợp có thể gặp rủi ro khi ăn đậu bắp nếu mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định hoặc đang dùng một số loại thuốc nhất định:

  • Người có vấn đề về tiêu hóa.
  • Người bệnh đái tháo đường.
  • Người dùng thuốc làm loãng máu.
  • Người mắc bệnh thận mạn tính.

Cách chế biến đậu bắp đơn giản
Để bảo toàn các chất dinh dưỡng, bạn có thể:

  • Thêm tươi vào món salad hoặc nước sốt salsa.
  • Xào đậu bắp cho mềm.
  • Luộc hoặc nấu canh chua.
  • Rang hoặc nướng.
  • Uống nước đậu bắp ngâm.

Nếu bạn có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, nên trao đổi với bác sĩ trước khi thêm đậu bắp vào chế độ ăn uống của mình.

Mới cập nhật

spot_imgspot_img

Đừng bỏ lỗ